Bối cảnh Chiến_tranh_Nga-Thanh_(1654)

Trong những năm 1640, Sa hoàng đưa quân xâm chiếm lưu vực sông Hắc Long Giang, thành lập Yaksa cùng các điểm chiếm đóng khác, đồng thời đốt phá, giết chóc và cướp bóc khắp nơi. Lúc này, nhà Thanh vừa nhập quan, quân chủ lực ở phía nam Vạn Lý Trường Thành, phòng thủ Đông Bắc Trung Quốc trống. Năm 1647, tại Ninh Cổ Tháp (nay là Ninh An, tỉnh Hắc Long Giang) chỉ còn hơn 130 quân đồn trú. Năm 1652 (năm Thuận Trị thứ 9), tướng quân nhà Thanh là Haise dẫn đầu 600 binh lính nhà Thanh với sự hỗ trợ 1500 quân tộc Hách Triết, Đại Oát Nhĩ đã giao chiến với 206 quân Cossack Nga trong trận chiến làng Uzala, với vũ khí lạc hậu, thất bại trong chiến thuật dẫn tới sự thất bại thảm hại của phía nhà Thanh. Năm 1653 (Thuận Trị thứ 10), chính quyền nhà Thanh thiết lập chức vụ Ngang Bang Chương Kinh (昂邦章京 Amba Janggin) ở Ninh Cổ Tháp, Sa Nhĩ Hổ Đạt (Šarhūda) được phong là Chương Kinh đầu tiên, đã cử 300 quân đến đồn trú, đồng thời liên lạc với những tộc người Hách Triết, Bỉ Nhã Khách và những tộc người khác bị Cossack Nga quấy nhiễu. Tuy nhiên, nhà Thanh thiếu súng ống, đã yêu cầu sự trợ giúp từ chư hầu Triều Tiên, đặc biệt gọi lính Triều Tiên là "giỏi dùng điểu thương".

Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi trật tự Hoa Di (華夷秩序) do đó xem thường các triều đại nhà Thanh. Sau trận chiến Đinh Mão trong năm 1627, Triều Tiên căm ghét triều đại nhà Thanh thậm chí nhiều hơn. Sau cuộc chiến Bính Tý năm 1636, Triều Tiên đã buộc phải trở thành một chư hầu của nhà Thanh. Trong trận Tùng Cẩm (松錦之戰), nhà Thanh đã chiêu mộ binh lính Triều Tiên tham gia. Tuy nhiên, tư tưởng chống nhà Thanh rất mạnh mẽ ở Triều Tiên, và "Thuyết Bắc phạt" đã được phổ biến lan tràn. Vua Triều Tiên Hiếu Tông đã bí mật lên kế hoạch cho "Bắc phạt" và ủng hộ phong trào "Phản Thanh phục Minh" của Trung Quốc. Triều đại nhà Thanh đã biết đến Triều Tiên và do đó đã xảy ra sự kiện sáu sứ thần bị cật vấn. Trong trường hợp này, nhà Thanh cũng có ý định kiểm tra Triều Tiên bằng cách bắt lính Triều Tiên tham gia chiến trận.

Vào cuối tháng 1 năm 1653, Sa hoàng Nga Alexis I quyết định tăng cường xâm lược lưu vực sông Hắc Long Giang và gửi 3,000 quân sang phía đông, sau đó đã bị suy yếu do không đủ lương thực và tranh chấp biên giới phía tây. Stepanov tiếp quản thay Khabarov để cướp bóc lưu vực sông Hắc Long Giang.